- Advertisement -Newspaper WordPress Theme
Alma ResortĐừng để mất tiền oan vì hiểu nhầm về sản phẩm Sở...

Đừng để mất tiền oan vì hiểu nhầm về sản phẩm Sở hữu kỳ nghỉ

Nhan nhản các thông tin trên mạng xã hội về những bất cập của sản phẩm hay mô hình Sở hữu kỳ nghỉ như nghe tưởng rẻ nhưng tính ra quá đắt, hay người mua không có quyền chuyển nhượng lại hợp đồng. Có người cũng nói đi nghỉ chục năm ở 1 nơi duy nhất nghĩ đã thấy chán chết. Rất nhiều lý do khác nhau để nhiều người mua Sở hữu kỳ nghỉ đã phải bỏ của chạy lấy người, thà bỏ luôn vài trăm triệu còn hơn thêm tiền vào tiếp.

Sản phẩm nào cũng có những bất cập, điểm yếu đi cùng ưu điểm, thế nhưng phải xác định được đâu là bất cập thật sự, đâu là tin đồn vô căn cứ, đặt điều thì mới tránh khỏi bị mất tiền oan. Bởi nếu nhỡ đâu sản phẩm đó tốt thật nhưng nghe được vài lời đồn đại của những người chỉ đứng ngoài trông vô, không mua không dùng được lần nào mà đã chạy vội thì có phải tự mình vứt tiền qua cửa sổ một cách vô ích rồi không? Vì sao có người vẫn đi nghỉ, sử dụng tuần nghỉ bình thường suốt vài năm liền, nhưng lại có những người chưa đặt chân đến resort mà đã “tố” mình bị lừa đảo? Chính là ở những hiểu nhầm về quyền lợi của Sở hữu kỳ nghỉ này.

Sở hữu kỳ nghỉ là việc phải bỏ ra một khoản tiền thuê phòng đắt gấp nhiều lần mua

Hiểu nhầm này nói nôm na là thay vì đi mua sở hữu kỳ nghỉ thì tha mua béng một căn hộ/biệt thự để nghỉ hàng năm còn rẻ hơn. Lý do được đưa ra là mua sở hữu kỳ nghỉ thì chỉ được đi nghỉ mỗi năm 1 tuần, còn đến 51 tuần còn lại thì không được dùng, còn nếu mua hẳn 1 căn thì đi lúc nào chả được, lại còn có sổ đỏ bán được, không đi thì cho thuê. Nghe hợp lý ha, nhưng trên thực tế, giá mua căn hộ/biệt thự đắt hơn nhiều. Hơn nữa, để phân tích cho mà nghe cái khó của người mua 1 căn hộ chung cư/biệt thự nào đó để đi nghỉ nhé. Làm 1 phép so sánh đơn giản: nếu mua kỳ nghỉ, đến lúc đi nghỉ thì bạn là khách – chủ sở hữu thì cũng là khách mà thôi, chắc nhiều người không thích điều này nhưng cứ đọc đi thì sẽ hiểu nếu là “khách” bạn được lợi gì. Là khách, 1 kỳ nghỉ của bạn sẽ tương đương với hàng chục nhân viên “trực chiến” ở mọi khu vực để phục vụ bạn: lái xe, lễ tân, bảo vệ, bellman, dọn phòng, làm vườn, cứu hộ, phục vụ… Ngược lại, nếu bạn là chủ nhà thì không thể có đội ngũ nhân viên đông đảo, liếc mắt là thấy người để tìm giúp đỡ như vậy được. Có khi bạn còn phải đi thuê người về coi sóc hàng tháng cho nơi ở của mình, để cho thuê được cũng phải mất thêm nhiều công sức và chi phí khác. Còn nếu mua condotel cũng có nhiều rủi ro nhất định, bạn có thể dễ dàng tìm đọc qua các bài báo.

Sở hữu kỳ nghỉ 1

1 phần công viên nước 6000m2 của ALMA Resort

Thứ hai là các tiện ích/dịch vụ cung cấp miễn phí (hoặc mất phí) cho khách nghỉ dưỡng. Đơn cử như khu nghỉ dưỡng tên là ALMA Resort của công ty Vịnh Thiên Đường – cũng là một đơn vị về Sở hữu kỳ nghỉ. Khu nghỉ dưỡng này có cả sân golf mini đạt chuẩn quốc tế, công viên nước rộng 6000m2, có cả khu chơi game thực tế ảo, bảo tàng… Căn hộ/biệt thự riêng hay condotel nào khi mua lại có cả những thứ này kèm theo nữa? Để xây được những tiện ích như này chắc chắn vô cùng tốn kém. Chưa kể đến các resort/khách sạn cũng cung cấp nhiều chương trình hoạt động hay sự kiện đặc biệt cho các khách nghỉ của mình. Nếu là chủ nhà, thì chỉ có bạn và gia đình tự tổ chức thôi.

Nếu đã so sánh mua kỳ nghỉ với thuê phòng, ở trọ thì hãy ở trong nhà thôi đừng đi ra ngoài. Còn nếu so với mua nhà, cũng đừng yêu cầu có cái này cái kia giống khách sạn 5 sao, được đối xử như khách ở khu resort cao cấp. Tóm lại khi đi nghỉ, bạn muốn làm khách hay làm chủ nhà? Phần tôi, tôi xin chọn được làm khách. Bởi có những như cát vậy, nắm trong tay chắc quá thì những thứ còn lại chả có bao nhiêu. Quan trọng là mục tiêu của bản thân là gì, kỳ nghỉ là kỳ nghỉ, tài sản là tài sản, đầu tư là đầu tư. Đừng hi vọng vào việc đảm bảo hết mọi lợi ích. Không có cái gì vừa ngon – bổ – rẻ mà lại còn nhanh cả, chỉ có những lời hứa lèo là như vậy mà thôi.

Chủ sở hữu không có quyền chuyển nhượng, bán lại hợp đồng hay tuần nghỉ của mình?

Thông tin này có thể nói là sai hoàn toàn. Với những gì mà tôi biết được thì không có công ty nào ràng buộc khách hàng của mình với hợp đồng kiểu này cả. Chuyển nhượng hay bán lại hợp đồng/tuần nghỉ không có hại gì cho bản thân công ty nên không có lý do gì để cấm cản. Thậm chí họ còn quy định rõ mức phí hành chính để tiến hành những việc này. Ví dụ với Sở hữu kỳ nghỉ ALMA – Công ty Vịnh Thiên Đường, hiện tại nếu muốn chuyển nhượng cả hợp đồng cho người khác ngoài hộ khẩu, không phải thừa kế thì phí là 10 triệu. Tuy nhiên theo anh Quan Nguyen – admin group Hội Chủ sở hữu chính thức Alma resort Toàn quốc có chia sẻ thì từ 1/11/2020 – 31/3/2021 công ty này miễn phí chuyển nhượng. Nếu không dùng tuần nghỉ mà cho người ngoài thuê lại, thì chỉ cần báo lại với bộ phận chịu trách nhiệm đặt phòng tên trưởng đoàn khi book phòng, còn thì không mất phí để cho thuê.

Sở hữu kỳ nghỉ 2

Chính sách về phí chuyển nhượng của công ty Vịnh Thiên Đường

Ngoài ra để tạo điều kiện cho khách dùng hoặc cho thuê tuần dễ dàng hơn, Vịnh Thiên Đường cũng có chính sách đổi tuần, tách tuần. Hiện tại đang áp dụng chính sách ưu đãi, đổi tuần lần 1 thì free, đổi từ lần 2 thì phí là 1 triệu, chưa bao gồm phí chênh lệch nếu đổi từ tuần thấp điểm sang cao điểm, lễ tết. Tách tuần thì áp dụng cho bẻ đôi tuần, phí là 850k.Còn với các công ty khác tôi chưa thấy thông tin này ở đâu nên không thể cung cấp cụ thể mức phí để cùng tham khảo được. Nhưng có thể thấy 1 điều đơn giản nếu tư duy logic rằng: “ngại gì mà các công ty không cho khách chuyển nhượng/cho thuê đâu”. Chỉ có vấn đề là họ có hay không có/chưa có bộ phận giúp khách của mình tìm đối tượng để chuyển nhượng/cho thuê mà khách phải chủ động đi tìm. Còn phía công ty chỉ chịu trách nhiệm xử lý về thủ tục hành chính mà thôi.

Mua Sở hữu kỳ nghỉ là phải đi nghỉ dưỡng liên tục hàng năm tại 1 khu nghỉ dưỡng được chỉ định

Hiểu nhầm này có lẽ xuất phát từ những khách hàng mua kỳ nghỉ của những bên chỉ có 1 khu nghỉ dưỡng như Vịnh Thiên Đường (ALMA), LiV Vacation Club (LiV Resort Hội An), hay Naman Retreat. Bởi mỗi hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ đều kéo dài trong nhiều năm, và tuần nghỉ được quy định áp dụng tại khu nghỉ dưỡng nào nên những lo lắng này là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, một đặc trưng của mô hình Sở hữu kỳ nghỉ đó là luôn luôn có một mạng lưới để các chủ sở hữu có thể trao đổi kỳ nghỉ của mình để đi nghỉ ở các nơi khác nữa, bao gồm cả trong nước và quốc tế. Một số hệ thống trao đổi kỳ nghỉ quốc tế lớn và “quen tai” có thể kể đến như RCI, Interval… đã có mặt trong nước được 1 thời gian dài… hay VPASS vừa ra mắt tại Việt Nam vài tháng trở lại đây. Mô hình này trên thế giới đã phát triển cho đến nay được hơn nửa thế kỷ, hình thành cho nó một mạng lưới các khu resort/khách sạn cũng vận hành theo Sở hữu kỳ nghỉ. Chính vì thế, bắt nguồn từ việc trao đổi nội bộ giữa các resort của cùng 1 đơn vị kinh doanh, những tổ chức quốc tế được ra đời, liên kết thêm các resort ở nhiều quốc gia khác nhau vào hệ thống của mình. RCI chính là 1 ví dụ điển hình, đây là hệ thống trao đổi kỳ nghỉ của Wyndham Destinations, sở hữu nhiều khách sạn nổi tiếng trên toàn thế giới. Vậy nên, dù chỉ sở hữu duy nhất 1 khu nghỉ dưỡng là ALMA Resort nhưng bởi Vịnh Thiên Đường là đối tác của RCI nên khách hàng của công ty này có quyền lợi trao đổi kỳ nghỉ đến hơn 100 quốc gia với hơn 4000 resort đẳng cấp. Riêng tại Việt Nam, theo như xem trên trang web RCI thì có hơn 20 resort có thể trao đổi bao gồm ALMA Resort, một số resort của FLC, Wyndham… Một điều khá hay Facebook Mê Thảo – chủ sở hữu ALMA có chia sẻ là thành viên RCI sẽ đặt được kỳ nghỉ trên RCI mà không mất điểm và với mức giá tốt. Cụ thể: “Phát hiện thú vị 🧐muốn chia sẻ cho CSH nào đã đặt điểm lên RCI: anh chị em vào mục Bonus Week Getaway và Extra Vacation kiểm tra thường xuyên, sẽ có những resort nước ngoài không mất Điểm trao đổi nhé, chỉ trả phí vài trăm đô Sing cho 1 tuần hoac 3-4 đêm tuỳ thời điểm, tuỳ khu vực. Hình minh họa : đặt phòng ở Nhật 3-6/7/ 2020 với giá SGD219, không mất điểm RCI. Chúc anh chị em tuần mới an 😆vui !”

Cũng do Chủ sở hữu chia sẻ, hồ sơ đặt phòng qua RCI cũng vẫn được sử dụng để làm visa như hồ sơ đặt phòng qua các kênh khác. Về kinh nghiệm xin visa Châu Âu, Facebook Hồng Điệp Lê chia sẻ: “Chào cả nhà, mình muốn chia sẻ với cả nhà về kỳ nghỉ RCI mà mình trao đổi qua Alma, mình vừa có chuyến du lịch Châu Âu tự túc 16 ngày cùng với mẹ, lần đầu tiên với visa schengen Pháp nhưng mình vào Đức trước. Mình thấy nhiều bạn đang băn khoăn về vấn đề visa 1 nước và nhập cảnh 1 nước khác nên mình chia sẻ case của mình nhé: Trước khi nộp hồ sơ VS, mình đã book 2 tuần nghỉ của tổ chức kỳ nghỉ quốc tế RCI (1 ở Đức, 1 ở Pháp ). Vì các tuần đó đang có ct khuyến mại nên tuần ở Đức từ 13/4-20/4; tuần ở Pháp từ 20/4- 27/4 Tổng tiền là 14.000.000vnđ. ( ko phải nộp phí trao đổi nữa) sau đó đc RCI gửi xác nhận và có thư gửi tới tổ chức Visa. Mình in 2 tuần nghỉ và thư gửi của RCI rồi tập hợp hồ sơ apply đến TLS gồm có : 1-PP;2- HĐLĐ, Giấy nghỉ phép, bảng lương, sao kê thẻ, sổ TK :(có 200tr) ; Sổ đỏ, HĐ cho thuê nhà, 3- Thư của RCI gửi tổ chức VS, xác nhận 2 tuần nghỉ; 4- mua BH du lịch( mua của Bảo Việt có 400k/ng), 5-Vé mb tạm book là đến Đức trước và về từ Pháp ( cái này qua số 1 Quang Trung là họ làm cho ngay và ko mất phí).6- Lịch trình du lịch. Lúc đầu mình tự khai trên trang web nhưng có trục trặc nên mình quyết định lên TLS làm dịch vụ cao cấp 725k(lần sau chắc ko cần nữa), họ sẽ khai thông tin giúp mình và rà soát hồ sơ ( nếu thiếu hoặc cần phải bổ sung j thì sẽ được nộp hoàn thiện đến 16h trong ngày) có 1 chi tiết họ báo với mình là : 2 tuần nghỉ ngang nhau nếu muốn vào Đức trước thì phải sang nộp bên ĐSQ Đức, nếu vẫn muốn nộp vs Pháp (vào Đức trước) thì số ngày ở Pháp phải nhiều hơn. Thế là mình vội vàng về book thêm 1 ngày ở Pháp trên booking.com (có free cancel) và 16h nộp bổ sung. Khoảng 5 ngày sau có 2 cuộc ĐT gọi lỡ từ đsq, sau đó bẵng đi 10 ngày rồi 20 ngày. mình nghĩ chắc trượt vì hồ sơ yếu (PP mới chỉ đi các nước ĐNA) đến ngày thứ 30 thì mình gửi thư lên ĐSQ, và hôm sau có đt gọi từ ĐSQ hỏi vài câu (nói là vì ĐT cho mình ko đc nên HS bị xếp sang 1 bên. Chuối quá Hic) và 2 hôm sau có mail báo lên nhận lại PP. lúc mở ra mới biết đã đậu VS. Mình chỉ có 10 ngày để mua vé mb và chuẩn bị hành trang cho chuyến đi. Khi check-in tại VN họ đã soi rất kỹ VS ( vì visa Pháp mà vào Đức trước), mình phải show toàn bộ vé đã mua, 2 tuần nghỉ , BHDL. sang đến sân bay FF khi nhập cảnh mình cũng show luôn như thế và họ hỏi đi holiday à thế là OK. Mình muốn nhấn mạnh 1 điều là nếu đã là CSH của Alma thì mình có thể đi dl khắp thế giới qua RCI. Visa Pháp vẫn vào được Đức( hoặc các nước khác trong khối Schengen) nếu hồ sơ xin vs và lịch trình logic từ ban đầu. Mình đã đi được 4 nước Đức, Pháp, Thuỵ Sĩ , Hà Lan cùng với bu ( đã 76 tuổi)” Như vậy nếu mua Sở hữu kỳ nghỉ, hãy hỏi nhân viên tư vấn của mình về trao đổi kỳ nghỉ sẽ được áp dụng như thế nào, là thành viên/đối tác của hệ thống nào để không bỏ lỡ quyền lợi nhé.

[tcb_post_list query=”{‘paged’:1,’filter’:’custom’,’post_type’:|{|’post’|}|,’related’:|{||}|,’orderby’:’date’,’order’:’DESC’,’posts_per_page’:’1′,’offset’:’1′,’no_posts_text’:’There are no posts to display.’,’exclude_current_post’:|{||}|,’queried_object’:{‘ID’:294,’post_author’:’2′,’post_type’:’post’},’sticky’:|{||}|,’rules’:|{|{‘taxonomy’:’post’,’terms’:|{|’248’|}|,’operator’:’IN’}|}|}” type=”list” columns-d=”1″ columns-t=”2″ columns-m=”1″ vertical-space-d=”20″ horizontal-space-d=”20″ ct=”post_list-43408″ ct-name=”Text only 01″ tcb-elem-type=”post_list” pagination-type=”none” pages_near_current=”2″ css=”tve-u-17a3715f316″ no_posts_text=”” horizontal-space-m=”0″ vertical-space-m=”20″ element-name=”Post List” total_post_count=”1″ total_sticky_count=”0″ posts_per_page=”1″ featured-content=”0″ disabled-links=”0″ class=” article-shortcode=’tcb_post_list’ ][tcb_post_list_dynamic_style][/tcb_post_list_dynamic_style]

[tcb_post_published_date date-format=’F j, Y’ date-format-select=’F j, Y’ link=’0′ rel=’0′ show-time=’0′ target=’1′ time-format=” time-format-select=’g:i a’ type=’published’ inline=’1′]

[tcb_post_comments_number inline=’1′]  comments

[tcb_post_title link=’1′ rel=’0′ target=’0′ inline=’1′ css=’tve-u-17a3715f321′ static-link='{“className”:”tve-froala”,”href”:”https://tapchisuthat.com/khach-hang-co-the-lam-gi-voi-quyen-so-huu-ky-nghi-alma/”,”title”:”Khách hàng có thể làm gì với quyền sở hữu kỳ nghỉ Alma”,”data-css”:”tve-u-17a3715f321″,”class”:”tve-froala”}’ link-css-attr=”tve-u-17a3715f321″]

[tcb_post_content size=’words’ read_more=’…’ words=’14’ css=’tve-u-17a3715f31d’]Read More[/tcb_post_list]

Mua dài như thế nhỡ có vấn đề gì xảy ra không sử dụng được thì thiệt à?

Thứ nhất, về vấn đề sử dụng tuần nghỉ, có người đã chia sẻ băn khoăn về việc thời gian book phòng trước càng dài, rủi ro càng lớn bởi có thể có chuyện bất khả kháng xảy ra như công việc, bệnh tật,… Tuy nhiên có thể nói khi mua sản phẩm này là mình mua cho gia đình, hay như đối tượng hướng đến của ALMA là các đại gia đình bởi nhiều căn hộ/biệt thự 3 phòng ngủ cho 9 người ở. Với các gia đình thì việc lên kế hoạch từ sớm, thậm chí 3-6 tháng để có thể sắp xếp được 1 chuyến đi đầy đủ các thành viên trong gia đình là trường hợp hay gặp hơn. Chỉ có đi solo hoặc nhóm nhỏ ít người mới phù hợp với những lịch trình ngay và luôn trong thời gian ngắn. Thường thấy ở các gia đình đi ngay và luôn là trước nghỉ lễ 30-4 hay gần nghỉ hè mới nghĩ đến chuyện muốn đưa ông bà, bố mẹ đi nghỉ để tranh thủ được nghỉ. Nhưng chỉ riêng việc nghĩ đi đâu, ở chỗ nào, book vé ra sao cũng đã mất quá nhiều công sức và thời gian khiến nhiều người bỏ cuộc. Còn nếu nghĩ đơn giản hơn, nếu đã là chuyện bất khả kháng, bất ngờ thì dù book sớm hay book muộn cũng có khả năng xảy ra. Hơn nữa, nếu bản thân chủ sở hữu không thể đi được thì tuần nghỉ vẫn có thể thực hiện một cách bình thường bằng cách chuyển nhượng tại tuần nghỉ này cho người khác trong gia đình. Điều này tôi đã đề cập ở trên, sẽ được phép cho người khác sử dụng tuần nghỉ của bạn, với ALMA là không mất phí gì cả, chỉ cần có thông báo đầy đủ.

Sở hữu kỳ nghỉ Alma

Khách Sở hữu kỳ nghỉ như của ALMA thường là nhóm khách gia đình

Thứ hai, với vấn đề sử dụng cả hợp đồng, đa phần sự lo lắng thuộc về nhóm khách lớn tuổi bởi thời gian theo hợp đồng quá dài, nói thẳng ra là họ có đủ “thọ” cho đến lúc đó. Tôi có hỏi về hợp đồng này có thừa kế được hay không, hay nếu chủ sở hữu mất đột ngột thì xử lý như thế nào. Một chủ sở hữu của ALMA có chia sẻ là hợp đồng này người đứng tên có thể ghi tên 2 người hoặc hơn tùy theo nhu cầu của người mua đề đạt khi kí hợp đồng. Như vậy, nếu tình huống xấu xảy ra thì người còn lại có tên trong hợp đồng vẫn sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi 1 cách bình thường. Bên cạnh đó, theo tiền lệ thì ALMA cũng đã từng có trường hợp cho người trong gia đình thừa kế lại hợp đồng sau khi chủ sở hữu mất đi. Nếu mà vậy, mua làm quà tặng các thế hệ gia đình cũng hay đấy chứ nhỉ. Theo tôi, nếu ai quan tâm đến sản phẩm này thì nên hỏi kĩ về các vấn đề này để đảm bảo quyền lợi của mình và gia đình dù cho bất kì tình huống nào xảy ra. Bởi với các sản phẩm giá trị lớn, thời hạn dài thì các công ty luôn có điều khoản để đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Subscribe Today

GET EXCLUSIVE FULL ACCESS TO PREMIUM CONTENT

SUPPORT NONPROFIT JOURNALISM

EXPERT ANALYSIS OF AND EMERGING TRENDS IN CHILD WELFARE AND JUVENILE JUSTICE

TOPICAL VIDEO WEBINARS

Get unlimited access to our EXCLUSIVE Content and our archive of subscriber stories.

Exclusive content

- Advertisement -Newspaper WordPress Theme

Latest article

More article

- Advertisement -Newspaper WordPress Theme